Ring ring
• THÔNG TIN CẬP NHẬT
- Mua phụ kiện điện thoại, phụ kiện máy tính, thiết bị âm thanh, thiết bị đeo thông minh, thiết bị lưu trữ, thiết bị mạng và thiết bị gia dụng chất lượng cao với giá cực rẻ tại website www.haloviet.com.
- Click ngay xem phim online miễn phí chất lượng cao tại website www.phimoxy.com.
Bạn có thể bookmark 2 trang này lại để tiện cho việc truy cập lần sau.
[...Đọc chi tiết...]
• TIN TỨC CẬP NHẬT
Home > > Truyền thuyết ngày tết Trung Thu

Truyền thuyết ngày tết Trung Thu

Dicky [off]
Cấp bậc:
Người sáng lập !
Đăng bởi: AdminNguồn: VnOla.net
Đang xem: 1Lượt xem: 1227207

Truyền thuyết ngày tết Trung Thu



Hằng năm, cứ vào ngày Rằm tháng Tám, dân ta nô nức đón chào ngày Tết Trung thu. Ngay từ đầu tháng, người ta đã sửa soạn nhiều loại bánh và những cỗ đèn muôn màu muôn sắc, muôn hình thù.

Có truyền thuyết cho rằng, theo lịch pháp cổ đại Trung Quốc thì tháng 8 âm lịch gọi là trọng. Chữ trọng có nghĩa là đang ở giữa. Ngày rằm tháng tám là ngày ở giữa trọng thu vì thế gọi là Trung thu tiết hay Trọng thu tiết. Trong ngày này, ánh trăng sáng hơn ngày thường.

Đêm Trung thu trăng sáng tỏa khắp trần gian, mọi người ngắm nhìn trăng sáng tròn vành vạnh trông như chiếc mâm ngọc tự nhiên liên tưởng đến sự đoàn tụ của mọi người trong gia đình. Những người ở quê trông lên ánh trăng đẹp, gửi gắm tình cảm nhớ nhung của mình về quê hương và người thân, do đó mọi người còn gọi Tết Trung thu là Tết Đoàn Viên.

Ở Trung Quốc thời cổ đại, trong dân gian mỗi lần đến Tết Trung thu là có phong tục tế trăng, bái trăng và thưởng trăng. Theo ghi chép của các sách cổ thì đời Đường (618-907), sau lễ cúng bái thần trăng còn có tục ngắm trăng thưởng nguyệt, ăn bánh đoàn viên, uống rượu hoa quế, ngâm thơ, viết đối, mừng hạnh phúc, tỏ niềm hân hoan vui sướng được đoàn viên. Trung thu gắn liền với nhiều truyền thuyết, phổ biến nhất là câu chuyện thần thoại Hằng Nga bay lên mặt trăng đã được ghi chép trong sách Quí Tàng thời Chiến quốc.

[+]

Chuyện kể rằng:

Tương truyền Hậu Nghệ là một thiên thần tài giỏi, có người vợ tiên tên gọi là Hằng Nga hay còn gọi là Thường Nga. Khi Hậu Nghệ vắng nhà, Thường Nga trộm thuốc trường sinh bất tử của Tây Vương Mẫu ở Côn Luân để uống. Thuốc thần thật kỳ diệu thay, Hằng Nga tự cảm thấy cơ thể lâng lâng nhẹ bổng, rời khỏi mặt đất bay ra khỏi nhà. Bên ngoài đêm đã xuống, da trời xanh biếc, ánh trăng sáng tỏa. Hằng Nga bay mãi bay mãi, lên cao... và lên tận mặt trăng. Từ đó về sau, người đời truyền tụng Hằng Nga bay lên cung trăng vào giữa mùa thu, tức ngày 15 tháng 8 âm lịch. Đó là ngày Tết Trung thu. Một truyền thuyết khác cho rằng Tết Trung thu bắt đầu từ đời nhà Đường thời vua Duệ Tôn, niên hiệu Văn Minh. Nguyên năm đó, vào đêm rằm tháng tám, trời thật là đẹp, trăng tròn sáng tỏ, gió mát hây hây. Say cảnh đẹp của đất trời, nhà vua ngự chơi ngoài thành tới mãi trời khuya. Lúc đó có một ông già đầu bạc phơ trắng như tuyết chống gậy tới bên nhà vua. Trông người và theo cử chỉ, nhà vua đoán ngay là một vị thượng tiên giáng thế.

Ông già kính cẩn chào nhà vua rồi hỏi:

- Bệ hạ có muốn lên thăm cung trăng không?

Nhà vua liền trả lời có. Vị tiên liền đưa chiếc gậy lên trời, hóa phép ra một chiếc cầu vồng, một đầu giáp cung trăng, còn một đầu ăn xuống đất. Tiên ông đưa nhà vua trèo lên cầu vồng, chẳng bao lâu đã đến cung trăng. Phong cảnh nơi đây thật đẹp, một vẻ đẹp khác xa nơi trần thế. Có những nàng tiên nữ nhan sắc với những xiêm y cực kỳ lộng lẫy, xinh như mộng, đẹp như những bài thơ hay, nhảy múa theo những điệu vô cùng quyến rũ, đủ muôn hồng ngàn tía. Nhà vua đang say sưa với những cảnh đẹp thì tiên ông lại đưa nhà vua trở lại cung điện.

Về tới trần thế, nhà vua còn luyến tiếc cảnh trên cung Quảngvà những giờ phút đầy thơ mộng nhà vua đã qua ở nơi đây.

Để kỷ niệm cái ngày du Nguyệt điện, nhà vua đặt ra Tết Trung thu. Trong ngày Tết này, người ta uống rượu thưởng trăng, và vì vậy Tết này còn được gọi là Tết trông trăng. Từ xưa đến nay, dân gian đã đem hình tượng Hằng Nga và ánh trăng sáng đẹp để kết hợp với nhau. Người đời sau làm lễ bái trăng là để gởi gắm tâm nguyện hoa đẹp, trăng tròn và con người trường thọ. Cũng theo ghi chép, các vua chúa cổ đại trước thời Tần - Hán qui định mùa Xuân thì tế thần mặt trời và mùa Thu thì tế thần mặt trăng. Sách lễ ký còn ghi: Thiên tử buổi sáng mùa xuân thì ngắm mặt trời, đêm mùa thu thì ngắm mặt trăng. Buổi sáng thì gọi là triêu, đêm trăng thì gọi là tịch. Thời Tần - Hán rất coi trọng phong tục này. Đến đời Đường việc tế trăng lại càng được coi trọng. Thời Minh - Thanh thì Nguyệt Đàn ở Bắc Kinh là nơi để Hoàng Đế bái trăng.

Thời Từ Hi Thái Hậu của nhà Thanh, mỗi lần Tết Trung thu thì ở Di Hòa Viên tổ chức lễ bái trăng rất linh đình, trọng thể. Bánh dùng để bái trăng thường rất to, trên mặt chiếc bánh có hình cung Quảng Hàn, cây quế và hình ảnh Hằng Nga. Sau khi làm lễ bái trăng xong, bánh và hoa được đem ra phân phát cho các phi tần, thái giám và thị nữ trong hoàng cung.

Trong dân gian, phong tục tế trăng Trung thu cũng rất đa dạng. Đúng giờ ngắm trăng vui tết, tất cả phụ nữ đều trở về nhà để dự buổi đoàn viên. Mọi người trong nhà uống rượu, ăn bánh và ăn cơm ngắm trăng. Bánh đoàn viên tức là bánh Trung thu ngày nay.

Ăn bánh Trung thu là nội dung quan trọng của ngày Tết Trung thu. Bánh Trung thu thời xưa làm rất nhỏ gọi là tiểu bỉnh (bánh nhỏ), hoặc cam bỉnh (bánh ngọt), vốn là lễ vật để dâng lên thần mặt trăng. Theo sử sách thì kinh thành Tràng An đời Đường đã có tiệm bánh Trung thu. Đến đời Tống thì việc làm bánh Trung thu rất thịnh hành và các tiệm làm bánh xuất hiện khắp kinh thành.
Tục lệ rước đèn cả đêm Trung thu có truyền thuyết kể rằng: Đời nhà Tống, con cá chép vàng luyện đã thành tinh thường biến hóa thành người để lừa phụ nữ, dân làng sợ hãi và oán hận, nhưng không có cách nào tiêu diệt được. Thấy vậy, Bao Công bèn bảo mọi người làm đèn treo trước cửa nhà vào đêm Trung thu để trừ họa bọn cá chép hung dữ gây họa. Từ đóTết Trung thu đến người ta không những làm lồng đèn cá mà còn làm thêm đủ thứ đèn để treo trước nhà. Khi đèn được thắp sáng lên, trẻ em ăn bánh, ngắm trăng, gọi là tục lệ phá cỗ Trung thu.

***
Ở nước ta, Tết Trung thu xuất hiện từ khi nào?
Vấn đề này chẳng thấy sử sách ta ghi chép nhưng có thể đã có từ thời xa xưa và được du nhập qua các thời kỳ Bắc thuộc. Tết Trung thu với các tục tế trăng, ngắm trăng, ngâm thơ vịnh nguyệt chỉ giới hạn ở các bậc vua chúa, hoàng thân quốc thích và các quan lại của triều đình phong kiến. Về sau Tết Trung thu mới được phổ biến ra ngoài dân gian. Tục ăn Tết Trung thu trước đây, các tỉnh thành đều có múa lân, trẻ con vui chơi với các loại đèn Trung thu như đèn cá trắm, đèn trái ấu, đèn kéo quân, đèn ông sao... được người lớn phát bánh Trung thu. Xung quanh cái bánh Trung thu có một câu chuyện hết sức cảm động, mang một nét đẹp nhân văn được truyền miệng trong dân gian như sau:
Ngày xưa, có một gia đình nọ gia cảnh bần hàn, thường thiếu trước hụt sau, cơm bữa đói bữa no. Để có cái ăn, họ phải làm lụng vất vả suốt ngày, thậm chí phải vay nợ của bà con chòm xóm. Một hôm nhân dịp Trung thu, mọi người nô nức đi chợ mua bánh trái, lồng đèn để chuẩn bị. Đêm Trung thu thật náo nhiệt, trẻ con nô đùa ngoài sân, người lớn thì đặt bàn cúng, chỉ có gia đình nọ làcửa đóng im ỉm. Bởi, gia đình này cơm còn không có ăn lấy tiền đâu mà mua bánh.
Cúng trăng xong, mọi người chia bánh để ăn, hai đứa con của gia đình nọ bỗng dưng bật khóc, một mực đòi bánh trung thu. Cha mẹ chúng dỗ dành mãi không xong, người cha bèn lấy tờ báo ra chỉ vào các loại bánh được in quảng cáo trên đó và hỏi xem các con thích cái nào. Hai đứa trẻ thôi không khóc nữa, chúng đua nhau chỉ vào tờ báo và luôn miệng nói: “Con thích cái này, con chọn cái kia”. Trong lúc đó, một người ở xóm trên và cũng là chủ nợ của gia đình này có việc đi ngang và nghe thấy bên trong nhà của con nợ mình rộn rã tiếng cười vui, các đứa con thi nhau chọn những cái bánh mình thích. Người chủ nợ nghĩ bụng: “Mày thiếu tiền tao không trả còn bày đặt làm sang mua bánh trung thu về cho con mày ăn, mà còn mua nhiều cho con mày lựa nữa chứ”. Ông ta ấm ức đạp cửa xông vào để mắng con nợ một trận cho ra trò. Nhưng khi cánh cửa vừa mở, ông nhìn thấy hai vợ chồng và hai đứa con của gia chủ đang chụm đầu vào tờ báo làm động tác bốc bánh ăn, ông sững sờ đến rơi nước mắt. Ông đến bên người chủ nhà chia sẻ và hứa sẽ xóa nợ hết cho anh.
Sau đó, ông đem một hộp bánh để biếu gia đình anh kia.

Qua những truyền thuyết có thể thấy, Tết Trung thu trước kia là Tếtcủa người lớn, nhưng đã dần biến thành Tết của nhi đồng với những cuộc vui. Trong dịp này, người lớn đặc biệt quan tâm săn sóc trẻ em.
Ngày Trung thu, các trẻ em côi cút, tàn tật, bệnh hoạn cũng được các cơ quan từ thiện Việt Nam đến tận nơi phân phát đồ chơi và quà bánh để các em kém may mắn này cũng có một Tết Trung thu như các em khác.

TAM ĐỨC
Chia sẻ bài viết này:
URL:
BBcode:
Cùng chuyên mục:
Ngày quốc tế nói dối: Bí mật ngày cá tháng tư 1/4
► 2013-10-10 / 03:49:44
Những phụ nữ độc ác nhất thế giới
► 2013-10-10 / 03:49:44
Hồ Chí Minh - Vị lãnh tụ vĩ đại của dân tộc Việt Nam
► 2013-10-10 / 03:49:44
Ý nghĩa 12 con giáp
► 2013-10-10 / 03:49:44
Truyền thuyết ngày tết Trung Thu
► 2013-10-10 / 03:49:44
10 hành tinh đáng sợ nhất trong vũ trụ
► 2013-10-10 / 03:49:44
18 tầng địa ngục trong kinh thánh
► 2013-05-01 / 11:26:34
12»

XÂY DỰNG MỘT WAP MIỄN PHÍ
TRÊN DI ĐỘNG

WWW.WAPBACGIANG.COM